Nguyên nhân và cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất cho người chăn nuôi lợn

Nguyên nhân gây bệnh liệt chân ở lợn

Cách chữa bệnh liệt chân ở lợn và tình trạng bại liệt ở lợn hay còn được biết đến là bệnh Teschen, bệnh Talfan hay bệnh viêm não tuỷ sống Enterovirus gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh này là một bệnh bại liệt tương tự như ở người, bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1980 ở các nước Tây u cụ thể là Áo. Bệnh bại liệt ở lợn được gây ra chủ yếu là do virus Teschovirus. Hiện nay các nhà khoa học tìm thấy 13 chủng virus Teschovirus khác nhau trên thế giới. Ngoài ra virus Teschovirus gây bệnh liệt chân ở lợn, thì các chuyên gia của gia súc gia cầm còn tìm ra được nguyên nhân khác gây ra căn bệnh lợn bị liệt chân: 

Nguyên nhân bệnh liệt chân ở lợn
Nguyên nhân bệnh liệt chân ở lợn

- Do quá trình người chăn nuôi, chăm sóc và nuôi dưỡng lợn không đúng kỹ thuật, không cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của lợn. 

- Trong quá trình nuôi, người chăn nuôi không cung cấp đủ chất canxi, phốt pho cần thiết cho lợn.

- Người chăn nuôi làm chuồng trại nuôi lợn thiếu ánh sáng, khiến lợn không thể hấp thụ được vitamin D, làm giảm khả năng hấp thụ canxi, làm cho xương bị xốp, mềm và gây ra tình trạng liệt chân ở lợn.

Các triệu chứng của bệnh liệt chân ở lợn mà người chăn nuôi cần lưu ý

Đối với mức độ bệnh nặng, thì những triệu chứng liệt chân ở lợn thường sẽ xuất hiện sau khoảng từ 1-4 tuần sau khi ủ bệnh, người dân phải quan sát và tìm cách chữa lợn bị liệt chân kịp thời nhất. Cơ thể sau 1 đến 4 ủ bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

Triệu chứng bệnh ở lợn
Triệu chứng bệnh ở lợn

- Tình trạng rối loạn vận động sẽ xuất hiện đầu tiên, đứng không vững, di chuyển khâp khiểng là điều mà bạn dễ nhận thấy đầu tiên.

- Sau đó, lợn sẽ bắt đầu chán ăn, bỏ ăn kèm với cơ thể mệt mỏi, thở nhanh, sốt cao.

- Ngoài ra, với tình trạng bệnh nặng trở nên nguy hiểm thì lợn có thể gặp phải tình trạng có giật, bất động, động kinh. Tình trạng bại liệt ở lợn có thể xuất phát đầu tiên từ chân sau đó lan rộng lên toàn thân.

Hiện nay, cách chữa lợn bị liệt chân tốt nhất mà người chăn nuôi có thể tham khảo. Đó là sự kết hợp giữa các loại thuốc cùng với chế độ chăm sóc, ăn uống và xoa bóp cho lợn một cách hợp lý. Theo như các chuyên gia cho biết, khi lợn bị liệt chân do teschovirus hay do quá trình chăm sóc thì người chăn nuôi cần sử dụng các loại thuốc như sau:

Chữa bệnh liệt chân ở lợn
Chữa bệnh liệt chân ở lợn

- Cho lợn sử dụng thuốc Calmaphos 20ml/con

- Cho lợn sử dụng thuốc Calcium F 10ml/con ngày 2 lần

- Cho lợn sử dụng thuốc Calci cloride 10ml/con ngày 2 lần

- Cho lợn sử dụng thuốc Shychnm B1 2-4ml/con

- Cho lợn sử dụng Long não 5-10ml/con

- Cho lợn sử dụng vitamin B-Complex 2-5ml/con

Người chăn nuôi kết hợp với việc trộn Hanvit K&C, Hanminvit – Super, Hanmix-B vào thức ăn cho lợn ăn mỗi ngày. Sau đó người chăn nuôi sử dụng cám gạo và một ít muối rang nóng để xoa bóp ở vị trị bại liệt của lợn, nên kiên trì thực hiện từ 3-4 lần/ngày.

Phòng tránh tình trạng liệt chân ở lợn

Để người chăn nuôi giúp cho đàn lợn không gặp phải tình trạng liệt chân hiện nay, thì việc phòng tránh và cách chữa lợn bị liệt chân là vô cùng quan trọng. Giúp người chăn nuôi có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và thời gian điều trị nếu không may lợn gặp phải bệnh lý này. Do đó, các hộ trang trại lợn cần lưu ý và thực hiện những vấn đề sau đây:

Điều trị bệnh liệt chân ở lợn
Điều trị bệnh liệt chân ở lợn

- Người chăn nuôi tiến hành khử khuẩn cho chuồng nuôi lợn định kỳ và đều đặn. Bởi virus teschovirus gây bệnh bại liệt ở lợn có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn khi có điều kiện thuận lợi.

- Người chăn nuôi cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, chất dinh dưỡng, canxi, vitamin để gia tăng độ cứng cho xương, tăng cường hệ miễn dịch cho lợn.

- Bắt buộc phải xây dựng hệ thống chuồng trại thoáng mát, thông mát để lợn có thể dễ dàng hấp thụ vitamin D hơn.

Trên đây là thông tin về vấn đề mà người dân còn thắc mắc nguyên nhân và cách chữa lợn bị liệt chân hiệu quả nhất mà mình đã chọn lọc và đúc kết. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích và hữu dụng đối với các quý độc giả và người chăn nuôi.