Nguyên nhân và cách điều trị heo bị nứt móng hiệu quả, an toàn nhất cho người chăn nuôi
by Bình An
Nguyên nhân gây ra bệnh nứt móng ở heo
Giai đoạn lúc heo nái đang mang thai hoặc nuôi con, heo nái cần nhiều calci (canxi) để hình thành bộ xương heo con hoặc thải nhiều calci qua sữa khi cho heo con bú. Nếu heo nái không được người chăn nuôi cung cấp đầy đủ Calci (Ca) và phospho (P) hoặc không cân đối tỷ lệ giữa Ca/P trong thức ăn của heo nái hoặc thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng heo nái bị yếu chân, heo bị nứt móng hoặc thậm chí heo bị bại liệt sau khi sinh.
Do trong khâu chuẩn bị thức ăn cho heo nái bị thiếu hụt Biotin (vitamin H) làm cho móng chân của heo nái phát triển không tốt và dễ bị tổn thương ở những vùng móng gây ra nhiều tình trạng heo bị nứt móng nghiêm trọng.
Hoặc do người chăn nuôi chuẩn bị nền chuồng bị lồi lõm làm cho móng chân, đế chân của heo dễ bị nứt ra. Do nền chuồng của heo nái bị đọng nước gây ẩm ướt, vi sinh vật dễ phát triển và xâm nhập vào vết nứt trên chân khiến gây thối chân, nhiễm trùng móng, làm cho bệnh đau chân của heo nặng thêm.
Ngoài ra, còn có các chất hóa học từ nền xi măng mới cũng có thể gây kích ứng móng chân ở heo nái.
Khi người chăn nuôi nuôi heo tăng trọng quá nhanh và khẩu phần có tỉ lệ protein cao cũng có xu hướng liên quan đến tốc độ phát triển và dị tật trên móng. Nếu heo nái đã già cộng thêm trọng lượng quá cỡ của cũng gây áp lực lên móng làm heo bị nứt móng.
Ngoài môi trường chăn nuôi hiện nay, vẫn còn có các loại vi khuẩn gây ra bệnh áp xe chân móng, heo bị nứt móng. Các vi khuẩn phổ biến nhất có tên gọi là Streptococci, Staphylococci hoặc E. coli và rất nhiều loài khác như Fusiformis và Arcanobacter pyogenes PRRS cũng có thể là một tác nhân gây nhiễm bệnh kế phát.
Các triệu chứng nhận biết heo bị nứt móng
Các triệu chứng nhận biết heo bị nứt móng dễ dàng cho người chăn nuôi phát hiện sớm ở heo nái để đưa ra biện pháp và phòng chữa kịp thời như sau:
- Heo có biểu hiện đi khập khiễng
- Heo có sưng đau móng
- Heo bị gãy móng, nứt chỗ vành móng.
- Heo bị móng chân bắt đầu sưng lên và có hiện tượng viêm ở các khớp nối khi bị các vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
- Heo biểu hiện đi khập khiễng và móng sưng đau, nằm để ăn.
- Heo có kẻ móng chân bị nứt hoại tử do một số vi khuẩn.
Các cách điều trị bệnh nứt móng ở heo
Khi heo bị yếu chân, bại liệt, người chăn nuôi dùng thuốc tiêm BIO-CALCIMAX, tiêm vào đường tĩnh mạch của heo. Sau đó, người chăn nuôi nên trộn thêm BIO-PREMIX 18 vào thức ăn cho heo ăn liên tục. Đối với heo giống ngoại khỏe mạnh mỗi tháng nên tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E.
Khi heo bị đau móng, nứt móng thì người chăn nuôi có hai cách điều trị như sau:
- Nếu người chăn nuôi điều trị tại chỗ cho heo thì sử dụng dung dịch sulfat đồng 5% để rửa sạch vết nứt trên móng chân, người chăn nuôi dùng thêm thuốc xịt BIO-BLUE SPRAY để xịt 2 lần/ ngày cho đến khi hết bệnh.
- Nếu người chăn nuôi điều trị toàn thân hãy tiêm cho heo một trong các loại kháng sinh BIO-CEFQUIN, BIO-AMOX LA, BIO-LINCO, BIO TETRA 200 LA. Người chăn nuôi tiêm cho heo một lần/ một ngày, liên tiếp từ 5-7 ngày. Sau 3 ngày điều trị, nếu thấy heo không giảm bệnh thì người dân nên đổi kháng sinh khác. Người chăn nuôi nên tiêm cho heo nái không mang thai thuốc kháng viêm BIO-DICLOFENAC. Sau đó, có thể nên trộn thuốc BIOTIN PLUS vào thức ăn để cho heo ăn liên tục.
- Nếu có vấn đề đau móng với số lượng lớn heo giống trong đàn thì người chăn nuôi nên dùng bồn nhúng chân có chứa 1% formalin hoặc dung dịch 5% sulfat đồng. Người chăn nuôi phải cho heo nái đi qua dung dịch trên mỗi tuần một lần và kéo dài từ 2-3 tuần.
Cách phòng ngừa bệnh nứt móng ở heo
Để phòng ngừa heo bị nứt móng, người chăn nuôi nên bổ sung BIO-PREMIX 18 vào thức ăn của heo để cung cấp đầy đủ Ca, P, Biotin, vitamin và các khoáng chất khác. Người chăn nuôi nên tiêm một liều BIO-VITAMIN AD3E cho heo đều đặn trong mỗi tháng.
Vệ sinh sát trùng nền chuồng heo 7 ngày một lần, luôn luôn giữ sạch sẽ. Nền chuồng đảm bảo không được trơn trượt, không đọng nước.
Trên đây là những kiến thức về chủ đề nguyên nhân và cách điều trị heo bị nứt móng hiệu quả, an toàn nhất cho người chăn nuôi mà mình đã đúc kết và chọn lọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích đến với toàn thể người dân nông hộ trại.