Tìm hiểu khái niệm “Bệnh lở mồm long móng ở heo” và cách chữa bệnh và tiêm phòng cho heo
by Bình An
Virus gây bệnh lở mồm long móng (Aphthovirus) của heo như thế nào?
Virus gây bệnh lở mồm long móng ở heo có tính hướng thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da của heo, chủ yếu là ở những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể của heo, nó nhân lên ở lớp thượng bì của nơi tiếp xúc như ống tiêu hóa, da(qua vết thương ở da)…và gây thủy thũng lớp thượng bì đó tạo nên các mụn nước sơ phát, virus có trong các mụn nước đó của heo và trong dịch lâm ba tiếp tục xâm nhập vào máu và phủ tạng. Khi virus vào máu sẽ gây sốt heo, cuối giai đoạn sốt virus lại nhân lên và tạo nên các mụn nước thứ phát ở những nơi các tế bào thượng bì đang phân chia mạnh như niêm mạc xoang miệng, vành móng, kẽ móng, đầu vú heo sữa, mõm heo…mụn nước phát triển to dần ra, nhô lên nhưng không bao giờ sinh mủ khi không có vi trùng kế phát của heo.
Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì gây bệnh lở mồm long móng ơ heo được lấp bằng nhanh chóng, không để lại sẹo do lớp tế bào malpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước ở trên da heo chỉ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ gây hoại tử xâm nhập bệnh lý cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết, những heo bị bệnh có thể chết.
Thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào loài động vật, type virus và đường truyền lây. Trường hợp đặc biệt, bệnh lở mồm long móng ở heo có thể kéo dài từ 2-10 ngày. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân chưa rõ, virus lưu hành trong máu rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết, thoái hóa cơ tim, viêm cơ tim nguy hiểm cho heo. Hiện tượng viêm cơ tim này, người chăn nuôi cần lưu ý không phải do virus trực tiếp gây ra mà do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn trước đây đã chui vào cơ tim giờ bị virus làm tổn thương. Thể ác tính của bệnh lở mồm long móng ở heo trưởng thành xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi mụn nước ở giai đoạn khỏi, ở con non hiện tượng thoái hóa cơ tim có thể làm những con heo chết trước khi mụn nước thứ phát xuất hiện.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai qua đường tuần hoàn con heo mẹ, do đó heo có chửa thường hay sảy thai khi mắc bệnh lở mồm long móng ở heo.
Bệnh lở mồm long móng ở heo biểu hiện như thế nào?
Mức độ biểu hiện của bệnh lở mồm long móng ở heo còn tùy thuộc vào chủng virus, tuổi động vật mắc bệnh, loài nhiễm bệnh.Các biểu hiện chủ yếu là mụn nước ở mõm, lưỡi, môi, miệng, và giữa các ngón chân của heo,…khi mụn vỡ loét ra làm heo đi lại, ăn uống khó khăn. Ngoài ra các biểu hiện như sốt, trầm cảm, giảm tăng trọng, giảm năng suất…cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Heo non có tỷ lệ tử vong cao. Động vật trưởng thành tỷ lệ tử vong thấp nhưng hệ thống miễn dịch suy giảm mạnh.
Chiến lược phòng và kiểm soát bệnh lở mồm long móng ở heo
Người chăn nuôi phải phòng bệnh lở mồm long móng ở heo bằng vaccine vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, đối với trại không nằm trong vùng dịch bệnh, lấy chủng virus làm vaccine nên là chủng đang lưu hành trong khu vực hay là chủng dự đoán có nguy cơ cao nhất.
- Heo đực nên tiêm phòng vacxin 3 lần trong mỗi năm.
- Heo nái phải được tiêm trước khi đẻ 4 tuần.
- Heo con tiêm lần 1 lúc sau 14 ngày tuổi nếu heo mẹ không tiêm vacxin trước đó hoặc tiêm lúc 2,5 tháng tuổi hoặc nếu heo mẹ có tiêm vacxin trước đó, lần hai cách lần một 1 tháng sau đó.
Đối với trại ở trong vùng có dịch bệnh nhưng trước đó trang trại không tiêm phòng vaccine hoặc có tiêm nhưng không phải chủng virus đang nổ dịch thì người chăn nuôi nên tái chủng tổng đàn bằng chủng virus giống với chủng đang nổ dịch, trừ các con heo sau là không nên tiêm: heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, heo đang ốm, heo 1 tháng nữa sẽ bán. Và nên tiêm sớm hơn bình thường 3-4 tuần để tránh tình trạng phát bệnh gây tổn thất cho người chăn nuôi.
Trên đây là thông tin về vấn đề mà người dân còn thắc mắc tìm hiểu các khái niệm “Bệnh lở mồm long móng ở heo” và cách chữa bệnh và tiêm phòng cho heo mà mình đã chọn lọc và đúc kết. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích và hữu dụng đối với các quý độc giả và người chăn nuôi.